Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Nguyên tắc bảo hộ tự động theo công ước Berne 1886

Nguyên tắc bảo hộ tự động theo công ước Berne 1886 – Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả tự động hay bảo hộ đương nhiên là một trong những nguyên tắc chủ đạo của Công ước Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả

Có thể bạn quan tâm

 Đây là nguyên tắc đặc thù của bảo hộ quyền tác giả theo đó quyền tác giả phát sinh ngay khi tác phẩm được định hình dưới dạng vật chất nhất định không lệ thuộc vào bất kì thủ tục nào như đăng kí cấp giấy chứng nhận, nộp lưu chiểu.

Không có và không thể áp dụng trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp xuất phát từ tính duy nhất hay tính nguyên gốc của tác phẩm văn học và nghệ thuật. Khác với các đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp, các tác phẩm văn hóa nghệ thuật chỉ có thể được cảm thụ thông qua sự thể hiện tác phẩm mà không thể được đem ra áp dụng trong các tác phẩm văn hóa nghệ thuật sau đó. Hơn nữa, một tác phẩm văn học nghệ thuật thường gắn với cảm xúc của tác giả và không thể lặp lại y hệt ở người khác, nói một cách khác các tác phẩm văn học thường mang dấu ấn của cá nhân tác giả.

Nguyên tắc được cụ thể hóa tại khoản 2 Điều 5 công ước. Theo đó ta có thể hiểu quyền tác giả được định hình dưới dạng vật chất nhất định mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục hình thức nào như đăng kí, nộp lưu chiểu… “ Hình thức vật chất” được hiểu là bất kỳ thể hiện nào qua đó công chúng thấy được sự tồn tại của tác phẩm. Ví dụ: Vào buổi sáng ngày 9/3/2011, tại hồ Gươm Hà Nội, Họa sĩ T đã vẽ một bức tranh với tựa đề “bình minh trên thủ đô” vào tờ giấy vẽ và lưu vào bộ sưu tập về Hà Nội của họa sĩ. Theo quy định của công ước thì ngay từ thời điểm đó nếu có ai đó sao chép bức tranh để bán mà không có sự đồng ý của họa sĩ thì hành vi đó bị coi là bất hợp pháp.

Nguyên tắc này đã chủ trương dành sự tôn trọng rất lớn cho các tác giả sáng tạo ra các tác phẩm văn hóa nghệ thuật. Để các tác giả tập trung sáng tạo tác phẩm mà không phải để ý đến các thủ tục hành chính khác mới thiết lập được tư cách sáng tạo của mình. Bảo hộ quyền tác giả là bảo hộ sự sáng tạo cá nhân về hình thức thể hiện ý tưởng, do đó khi con người sáng tạo và thể hiện ý tưởng dưới một hình thức khách quan nhất định thì cũng đồng thời phát sinh quyền tác giả mà không cần một điều kiện hay thủ tục nào.

Đây cũng là điểm khác biệt giữa bảo hộ quyền tác giả và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hướng đến bảo hộ nội dung đối tượng sáng tạo, chống lại việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mà không được chủ sở hữu cho phép với mục đích bù đắp chi phí cho chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và đảm bảo cho họ có thể độc quyền sử dụng trong một thời gian nên để phát sinh quyền sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu phải làm các thủ tục hành chính nhất định.

Nguyên tắc này đã dành cho tác giả sáng tạo ra các tác phẩm văn học nghệ thuật sự ưu đãi lớn để các tác giả tập trung sáng tạo sản phẩm mà không phải chú ý đến các thủ tục hành chính.

3.1/5 - (11 votes)

3.1/5 - (11 votes)

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *