Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật quốc tế

Bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật quốc tế – Sau đây, ASLaw sẽ tư vấn cho bạn đọc vấn đề bảo hộ bản quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

Công ước Berne có nêu:”Trong trường hợp những tác phẩm không được xuất bản và vô danh , nhưng tác giả là một dân tộc của một nước tham gia công ước thì quốc gia đó có quyền chỉ định một cơ quan có thẩm quyền phù hợp để đại diện bảo vệ và thực hiện các quyền của tác giả”. 

 Năm 1967 Hội nghị Stockholm cho sửa đổi của Công ước Berne đã thực hiện một nỗ lực để giới thiệu bảo hộ quyền tác giả văn học dân gian cũng ở cấp độ quốc tế. Kết quả là, Điều 15 (4) của Stockholm (1967) và Paris (1971) Hành vi của Công ước Berne có chứa quy định sau: (a) Trong trường hợp công trình chưa được công bố danh tính của tác giả không biết, nhưng nơi có cơ sở để cho rằng tác giả là công dân của một quốc gia của Liên minh, nó sẽ là một vấn đề cho pháp luật tại nước đó để chỉ định cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm đại diện cho tác giả và được quyền bảo vệ và thực thi quyền của mình trong các nước thành viên Liên Hiệp (b) các nước của Liên minh mà làm cho chỉ định theo các điều khoản của quy định này phải thông báo cho Tổng Giám đốc của WIPO bằng văn bản tuyên bố đưa ra thông tin đầy đủ liên quan đến cơ quan được chỉ định do đó Tổng giám đốc tại một lần thông báo cho tất cả các nước khác của Liên minh. “

Vào thời điểm Hội nghị Stockholm tiến hành chỉnh lý Công  ước Berne, tháng 6 năm 1967, có một sự chuyển biến quan trọng đầu tiên từ phía các nước đang phát triển trong nhận thức về hoàn cảnh  đặc biệt của mình. Kể từ năm 1967 một số lượng lớn các quốc gia đang phát triển đã áp dụng Luật Bản Quyền để bảo vệ tác phẩm văn học dân gian( điển hình là Châu Phi , nơi có hơn 30 quốc gia sử dụng Luật Bản quyền và tỏ ra có hiệu quả). Những nước đang phát triển thực hiện các nỗ lực đầu tiên để điều chỉnh việc sử dụng các sáng tạo văn hóa dân gian đã cố gắng để cung cấp sự bảo vệ trong khuôn khổ của pháp luật bản quyền của họ (Tunisia, 1967 và 1994, Bolivia, năm 1968 và năm 1992; Chile, năm 1970, Colombia, năm 1982 ; Congo, năm 1982, Madagascar, 1982, Rwanda, 1983; Benin, 1984: Burkina Faso, 1984; Cộng hòa Trung Phi, 1985, Ghana, năm 1985, Cộng hòa Dominican, 1986, Zaire, 1986, Indonesia năm 1987, Nigeria, năm 1988 và 1992 , Panama, 1994).

Trong quá trình chuẩn bị cho Hội nghị Stockholm, người ta đã đề xuất rằng các vấn đề quan tâm của các nước đang phát triển có thể được đưa vào một nghị định thư riêng. Việc thiết lập một chế độ  bảo hộ đối với tác phẩm dân gian là vấn đề được cân nhắc nhiều. Mặc dù Nghị định thư được thông qua một cách miễn cưỡng trong phiên họp cuối cùng của Hội nghị Stockholm, nhưng nó cũng đã không có hiệu lực bởi không đảm bảo số  lượng phê chuẩn. Nghị định thư này trở thành một Phụ  lục của Công ước Paris, được thông qua bởi Hội nghị Sửa đổi Công ước Paris năm 1971.  Điều 9 Thỏa ước TRIPs buộc các quốc gia thành viên WTO phải tuân thủ từ “Điều 1 đến Điều 21 Công ước Berne (1971) và Phụ lục đính kèm”. Tháng 4 năm 1973, Chính phủ Bolivia đã gửi một Bản ghi nhớ tới Tổng Giám đốc UNESCO yêu cầu tổ chức này xem xét soạn thảo một văn bản pháp lý quốc tế  về  bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian dưới hình thức một Nghị định thư kèm theo Công ước về quyền tác giả do UNESCO điều hành. Năm 1975, Ban thư ký UNESCO đã tiến hành khảo sát các ý kiến mong muốn có được sự bảo hộ đối với các hình thức văn hóa của người bản địa trên bình diện quốc tế. Năm 1977, Tổng Giám đốc UNESCO đã triệu tập một hội đồng các chuyên gia về  bảo hộ pháp lý đối với tác phẩm dân gian. Trong báo cáo năm 1977, Hội đồng đã kết luận rằng  vấn đề này đòi hỏi phải có sự khảo sát về xã hội học, tâm lý học, dân tộc học và lịch sử – chính trị trên “cơ  sở đa ngành trong khuôn khổ cách tiếp cận tổng thể và có tính lồng ghép”.   Theo nghị quyết được thông qua bởi Hội nghị toàn thể UNESCO tại Belgrade, vào tháng 9 – tháng 10 năm 1980 và quyết định ban hành bởi Cơ quan lãnh đạo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tháng 11 năm 1981, một Hội đồng chuyên gia chính phủ về các khía cạnh sở hữu trí tuệ của việc bảo hộ tác phẩm dân gian đã được triệu tập.  Sau một loạt các cuộc họp, Hội đồng này đã xây dựng nên Quy định mẫu của WIPO/UNESCO cho luật quốc gia về bảo hộ tác phẩm dân gian chống lại việc khai thác bất hợp pháp và các hành vi gây tổn hại khác, được thông qua bởi hai tổ chức này vào năm 1985.  Hội nghị toàn thể UNESCO trong phiên họp thứ 25 năm 1989  đã thông qua một Bản khuyến nghị  về  bảo hộ  văn hóa truyền thống và tác phẩm dân gian, đã đề xuất các biện pháp cần triển khai ở cấp quốc gia nhằm xác định, gìn giữ, bảo hộ và truyền bá các tác phẩm văn hóa của người bản địa

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *