Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Hướng dẫn thủ tục đăng ký nhãn hiệu – Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu. Trademarks.vn hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Theo đó để được công nhận độc quyền tại Việt Nam đối với logo, thương hiệu, nhãn hiệu,… thì chủ sở hữu bắt buộc phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ và được Cục cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Có thể bạn quan tâm

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thì cần những giấy tờ, tài liệu gì

Cục Sở hữu trí tuệ chỉ tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu (sau đây gọi là “đơn”) nếu khi được nộp, đơn có ít nhất các loại tài liệu quy định tại các điểm a, b và e khoản 1 Điều 100, khoản 1 Điều 108 của Luật Sở hữu trí tuệ và quy định cụ thể sau đây:

  1. a) Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu các tài liệu bắt buộc phải có để đơn được tiếp nhận gồm:

(i) Tờ khai đăng ký;

(ii) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng ký;

Cụ thể: là mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

(iii) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Nếu thiếu một trong các tài liệu nói trên, Cục Sở hữu trí tuệ có quyền từ chối tiếp nhận đơn.

Thủ tục xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu

Tất cả các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đều được Cục Sở hữu trí tuệ xử lý theo trình tự sau đây: tiếp nhận đơn; thẩm định hình thức đơn; công bố đơn hợp lệ; thẩm định nội dung đơn (trừ đơn đăng ký thiết kế bố trí không tiến hành thủ tục thẩm định nội dung đơn); cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ; đăng bạ và công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

  • Tư vấn sơ bộ và giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành
  • Soạn thảo hồ sơ, tài liệu phục vụ việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
  • Tiến hành tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu
  • Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và theo dõi đơn cho tới khi có kết quả
  • Trả lời các công văn, ý kiến, phản đối của Cục và của bên thứ ba (nếu có)
  • Nhận và bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
  • Xử lý vi phạm quyền độc quyền nhãn hiệu

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *