Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Đăng ký nhãn hiệu cho sắn và các sản phẩm từ sắn

Cây sắn là một trong những cây trồng có kim ngạch xuất khẩu cao trong ngành nông nghiệp, đứng thứ 4 sau cà phê, lúa và điều, và là mặt hàng thuộc nhóm 10 sản phẩm nông sản xuất khẩu hơn 1 tỷ USD. Vì thế việc đăng ký nhãn hiệu cho sắn và các sản phẩm từ sắn rất được quan tâm.

Có thể bạn quan tâm

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, tại Việt Nam cây sắn đã từ một cây lương thực phụ, trở thành cây công nghiệp quan trọng, với diện tích, năng suất và sản lượng tăng nhanh. Sắn được trồng nhiều ở vùng Bắc Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và Đăk Nông. Đây là cây trồng có thể đem lại cơ hội lớn để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển nông nghiệp, phát triển kinh tế-xã hội.

Dự báo tình hình tiêu thụ sắn, trong thời gian tới tiếp tục tăng do thị trường tiêu thụ sắn đang tăng mạnh, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, sử dụng sắn để sản xuất ethanol. Sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm từ tinh bột sắn như bột ngọt, cồn, maltodextrin, lysine, acid citric, …Tinh bột sắn và sắn lát Việt Nam đã trở thành 1 trong 7 mặt hàng xuất khẩu có triển vọng.

Nắm bắt được tiềm năng và nhu cầu của người tiêu dùng, việc đăng ký nhãn hiệu là cách thức phòng ngừa rủi ro và là bước đi đúng đắn cho cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh.

Vì sao việc đăng ký nhãn hiệu là cần thiết?

Vì thương hiệu rất quan trọng trong kinh doanh, nên việc đăng ký nhãn hiệu là hết sức cần thiết. Nó là cơ sở pháp lý chứng nhận quyền sở hữu đối với sản phẩm của mình. Trên cơ sở được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu có thể khai thác được lợi ích thương mại từ  nhãn hiệu như: sử dụng nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm, dịch vụ của mình; chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu nhãn hiệu… Đồng thời, nó còn là căn cứ để chống lại những hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

+ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

+ Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký

+ Giấy ủy quyền theo mẫu

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí

Các cá nhân, tổ chức có thể trực tiếp hoặc gửi đơn qua đường bưu điện đến Cục sở hữu trí tuệ trụ sở tại Hà Nội hoặc hai văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.

Để nhanh chóng và thuận tiện hơn có thể ủy quyền cho các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện các thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Tuy nhiên, không phải nhãn hiệu nào đăng ký cũng sẽ được bảo hộ mà nhãn hiệu đó còn phải đạt được những điều kiện bảo hộ mà pháp luật đưa ra. Do đó, để việc đăng ký nhãn hiệu đạt được hiệu quả cao nhất thì người nộp đơn đăng ký nên thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp như ASLaw để có thể thay mặt mình thực hiện các công việc liên quan đến sở hữu trí tuệ.

Công ty TNHH tư vấn A&S tự hào là một đại diện sở công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận, được ghi nhận trong danh sách các đại diện của Cục. Mọi thông tin thắc mắc liên quan đến đăng ký nhãn hiệu quý khách có thể liên hệ trực tiếp với ASLaw để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn, hỗ trợ.

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *