Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Đăng ký nhãn hiệu thông qua Thỏa ước Madrid

Đăng ký nhãn hiệu thông qua Thỏa ước Madrid là hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo một trình tự nhất định, được áp dụng với các quốc gia là thành viên của Thỏa ước Madrid. Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được tiến hành tại Văn phòng Quốc tế và trong đơn sẽ chỉ định tới các nước là thành viên của Thoả ước Madrid.

Để giúp quý khách hàng có những cái nhìn ban đầu về đăng ký nhãn hiệu thông qua Thỏa ước Madrid, ASLaw xin cung cấp một số thông tin về vấn đề này như sau:

Cuối thế kỷ XIX, quan hệ thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ, đã dẫn đến việc nảy sinh nhu cầu về việc đăng ký nhãn hiệu tại nhiều quốc gia. Thời kỳ đó, việc đăng ký sẽ được thực hiện bằng cách duy nhất là nộp đơn tại các quốc gia mà chủ sở hữu nhãn hiệu có nhu cầu đăng ký, mỗi đơn đăng ký lại phải tuân theo những quy định pháp luật của mỗi nước như ngôn ngữ, tài liệu, lệ phí. Quá trình đăng ký đó gây nhiều khó khăn và tốn kém cho người đăng ký nhãn hiệu. Những khó khăn đó đã thúc đẩy sự ra đời của Thỏa ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu. Thỏa ước Madrid được đàm phán, soản thảo tại Hội nghị ngoại giao các nước Châu Âu và ký kết vào năm 1891. Việt Nam đã tham gia thỏa ước này từ năm 1949.

Ý nghĩa của Thỏa ước Madrid đối với người đăng ký nhãn hiệu: có lợi ích lớn đối với chủ nhãn hiệu vì chủ nhãn hiệu chỉ phải nộp một đơn duy nhất, bằng một ngôn ngữ duy nhất là tiếng Pháp, chỉ phải nộp lệ phí cho một cơ quan, thay vì phải làm nhiều đơn, mỗi đơn lại bằng một ngôn ngữ và lệ phí tốn kém hơn.

Điều kiện để đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid: quý công ty phải tiến hành đăng ký nhãn hiệu của mình tại 1 quốc gia và quốc gia đó là thành viên của Thỏa ước Madrid. Các doanh nghiêp, cá nhân ở Việt Nam thì phải đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ và được Cục cấp văn bằng.

Sự phụ thuộc của nhãn hiệu đăng ký quốc tế với nhãn hiệu đăng ký quốc gia: Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký, đăng ký quốc tế bị phụ thuộc vào nhãn hiệu được đăng ký  hoặc được nộp đơn tại Cơ quan xuất xứ. Nếu đăng ký cơ sở bị mất hiệu lực, bất kể do bị huỷ bỏ theo quyết định của Cơ quan xuất xứ hay toà án hay do sự từ bỏ tự nguyện hoặc do việc không gia hạn, trong thời hạn 5 năm đó, đăng ký quốc tế sẽ bị đình chỉ. Tương tự, đối với đăng ký quốc tế dựa trên cơ sở đơn nộp tại Cơ quan xuất xứ, đăng ký đó sẽ bị đình chỉ trong trường hợp đơn đó bị từ chối hoặc rút bỏ trong thời hạn 5 năm, hoặc trong trường hợp và trong phạm vi đăng ký cấp theo đơn đó bị mất hiệu lực trong thời hạn đó. Cơ quan xuất xứ  phải thông báo cho Văn phòng quốc tế về các sự kiện và quyết định liên quan đến việc đình chỉ/huỷ bỏ hiệu lực hoặc từ chối đơn và, nếu phù hợp phải yêu cầu đình chỉ/huỷ bỏ (trong phạm vi thích hợp) đăng ký quốc tế. Việc đình chỉ/hủy bỏ hiệu lực như vậy được công bố trên Công báo và được thông báo cho các Bên tham gia được chỉ định.

Sau khi kết thúc thời hạn 5 năm, đăng ký quốc tế sẽ trở thành độc lập với đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở.

Hồ sơ tài liệu bao gồm:

– Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;

– Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được đăng ký tại tại Việt Nam;

– Giấy ủy quyền;

– Danh mục dịch vụ/sản phầm cần bảo hộ.

Địa điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid: là Văn phòng Quốc tế của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) ở Thụy Sĩ thông qua cơ quan đăng ký quốc gia. Đối với các doanh nghiệp hay cá nhân Việt Nam đang hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, đơn đăng ký quốc phải được nộp trực tiếp cho Cục Sở hữu Trí tuệ, địa chỉ: 384 – 386 đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Thời hạn bảo hộ theo Thỏa ước Madrid là 20 năm kể từ ngày đăng ký quốc tế, có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 20 năm.

Phạm vi dịch vụ của ASLaw, công ty chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho quý khách hàng các dịch vụ tra cứu và đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

– Tư vấn và giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu;

– Tra cứu sơ bộ và tư vấn về khả năng đăng ký của nhãn hiệu tại Việt Nam và quốc tế;

– Tư vấn lựa chọn nhóm ngành đăng ký;

– Tiến hành tra cứu chính thức nhãn hiệu;

– Soạn thảo bộ hồ sơ phục vụ cho việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và quốc tế;

– Thay mặt quý công ty tiến hành mọi thủ tục cần thiết cho đến khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu( nếu có).

Rate this post

Có thể bạn quan tâm

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *