Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Công ước Paris về bảo hộ nhãn hiệu

Công ước Paris về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa – Đăng ký nhãn hiệu theo công ước Paris thì người đăng ký nhãn hiệu có thể nộp đơn bảo hộ ở các nước thành viên với hình thức ban đầu của nhãn hiệu đó.

Có thể bạn quan tâm

Công ước Paris về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa không quy định các điều kiện nộp đơn và đăng ký nhãn hiệu mà dành việc này cho luật quốc gia của các nước thành viên.  Một khi nhãn hiệu được đăng ký tại một nước thành viên, đăng ký đó sẽ độc lập với đăng ký có thể có tại bất cứ nước thành viên nào khác, kể cả nước xuất xứ. Do đó, nếu đăng ký nhãn hiệu bị mất hiệu lực tại một nước thành viên thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của đăng ký nhãn hiệu đó tại các nước thành viên khác.

Khi nhãn hiệu đã được đăng ký hợp lệ tại nước xuất xứ, người đăng ký nhãn hiệu đó có thể nộp đơn bảo hộ ở các nước khác với hình thức ban đầu của nhãn hiệu đó. Tuy nhiên, đăng ký có thể bị từ chối trong một số trường hợp nhất định, chẳng hạn như nhãn hiệu có khả năng xâm phạm quyền đã đăng ký của các bên thứ ba, nhãn hiệu không có khả năng phân biệt, nhãn hiệu trái với đạo đức hoặc trật tự công cộng hoặc nhãn hiệu có khả năng lừa dối công chúng. Tại bất kỳ nước thành viên nào, nếu việc sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký là bắt buộc, không thể huỷ bỏ đăng ký sau một thời hạn hợp lý và chỉ trong trường hợp chủ sở hữu không chứng minh được lý do chính đáng của việc không sử dụng nhãn hiệu.

Mỗi nước thành viên phải từ chối đăng ký, huỷ bỏ đăng ký và cấm sử dụng các nhãn hiệu là bản sao chép, mô phỏng, hoặc dịch nghĩa có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được cơ quan có thẩm quyền của nước đó coi là nhãn hiệu nổi tiếng của người khác ở nước đó cho những hàng hoá cùng loại hoặc tương tự. Thời hạn yêu cầu huỷ bỏ đăng ký nhãn hiệu như vậy không được ít hơn 5 năm kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên nếu nhãn hiệu được đăng ký hoặc sử dụng với ý định xấu, sẽ không được hạn chế thời hạn yêu cầu huỷ bỏ đăng ký hoặc ngăn cấm sử dụng.

Tương tự, mỗi nước thành viên phải từ chối đăng ký hoặc cấm sử dụng các nhãn hiệu chứa các biểu tượng quốc gia và các dấu hiệu chính thức mà không được phép, với điều kiện các dấu hiệu, biểu tượng đó đã được thông báo cho Ban thư ký của WIPO. Quy định tương tự cũng áp dụng cho huy hiệu, cờ, các biểu tượng khác, các chữ viết tắt và tên của các tổ chức quốc tế liên chính phủ.

Nhãn hiệu tập thể cũng phải được bảo hộ.

Nếu đại lý hoặc người đại diện của chủ nhãn hiệu tại một trong số các nước thành viên không được phép của chủ nhãn hiệu mà vẫn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho chính mình tại nước thành viên khác thì chủ nhãn hiệu có quyền phản đối việc đăng ký hoặc đề nghị huỷ bỏ đăng ký đó hoặc đề nghị sang tên đăng ký đó cho mình, trừ trường hợp đại lý hoặc người đại diện đó biện hộ được cho hành động của mình.

Bản chất của hàng hoá mang nhãn hiệu sẽ không ảnh hưởng đến khả năng đăng ký nhãn hiệu.

Nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng trên hàng hoá trưng bày tại các triển lãm chính thức hoặc được công nhận là chính thức nếu có khả năng được bảo hộ sẽ được hưởng sự bảo hộ tạm thời.

Quy định ân hạn cho việc nộp tiền duy trì hiệu lực quyền sở hữu công nghiệp nói chung cũng được áp dụng cho đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Cũng giống như đối với patent, người nộp phí gia hạn muộn phải nộp thêm một khoản phí phụ trội nhất định. Các nước thành viên có nghĩa vụ phải quy định ân hạn ít nhất là 6 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực, nhưng được tự do quy định mức phí phụ trội.

Rate this post

Rate this post

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *