Warning: Use of undefined constant choose_countries - assumed 'choose_countries' (this will throw an Error in a future version of PHP) in /home/hmn2ujt5sox9/trademarks.vn/wp-content/themes/flatsome-child/template-parts/posts/layout.php on line 11

Nhãn hiệu chứng nhận là gì?

Nhãn hiệu chứng nhận là gì? Pháp luật sở hữu trí tuệ hiện nay quy định như thế nào về nhãn hiệu chứng nhận

Có thể bạn quan tâm

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Vậy đăng ký NH chứng nhận như thế nào

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

  • Quy chế sử dụng NH chứng nhận,
  • Tài liệu chứng minh tư cách người nộp đơn (có thể là Giấy phép thành lập tổ chức)
  • Tài liệu xác nhận cho phép đăng ký và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (nguồn gốc địa lý);
  • Bản thuyết minh chất lượng hàng hoá/dịch vụ;
  • Bản đồ xác định địa giới (yêu cầu bản đồ địa giới này phải được xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý hoặc tính chất, chất lượng phụ thuộc vùng địa lý đó).

Quy trình đăng ký nhãn hiệu chứng nhận

Giai đoạnThời gianNội dung xét nghiệm
Thẩm định hình thức01-02  tháng  kể từ ngày nộp đơnXét nghiệm tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký
Công bố đơn02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệCông bố trên công báo sở hữu công nghiệp
Thẩm định nội dung10-16  tháng  kể từ ngày công bốXét nghiệm khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu
Cấp văn bằng01-02 thángCấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Thời gian chi tiết đăng ký nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam

Một số nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam

Câu hỏi thường gặp về Nhãn hiệu chứng nhận tại Việt Nam

Đăng ký nhãn hiệu chứng nhận như thế nào ?

Lam Cach Nao Dang Ky Nhan Hieu Tap The

Để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận, đầu tiên cần đáp ứng được tiêu chí về chủ thể đăng ký.
Cụ thể: chủ đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận phải là tổ chức có chức năng chứng nhận, kiểm định….
Xây dựng quy chế: Cần xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng cũng như các yêu cầu cần có để hàng hoá/dịch vụ có thể mang dấu hiệu chứng nhận đã đăng ký.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận gồm những gì ?

Ho So Dang Ky Nhan Hieu Chung Nhan

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận bao gồm
1. Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận,
2. Tài liệu chứng minh tư cách người nộp đơn (có thể là Giấy phép thành lập tổ chức)
3. Bản thuyết minh chất lượng hàng hoá/dịch vụ;
4. Bản đồ xác định địa giới.
5. Mẫu nhãn hiệu
6. Danh mục sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu

Làm cách nào để xin phép sử dụng nhãn hiệu chứng nhận ?

Xin Phep Su Dung Nhan Hieu Chung Nhan

Trường hợp bạn biết một nhãn hiệu chứng nhận uy tín và muốn sử dụng nhãn hiệu đó. Bạn có thể làm theo các cách sau:
+ Liên hệ với chủ sở hữu nhãn hiệu. Tìm trên Google hoặc liên hệ Cục sở hữu trí tuệ để được cung cấp thông tin.
+ Xin bản quy chế sử dụng, bản thuyết minh chất lượng. Đối chiếu với sản phẩm/dịch vụ của bạn, nếu đáp ứng thì tiến hành soạn thảo hồ sơ xin phép sử dụng.
+ Gửi hồ sơ và đơn đề nghị cho chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận.
+ Gửi sản phẩm để xét duyệt.
+ Nhận quyết định được phép sử dụng và gắn lên sản phẩm/dịch vụ

Nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao

Hang Vietnam Chat Luong Cao

Đây là một trong những nhãn hiệu chứng nhận uy tín nhất hiện nay.
Nhãn hiệu được sở hữu bởi Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao đăng ký và quản lý.
Hiện nay tại Việt Nam có 604 doanh nghiệp đủ điều kiện sử dụng dấu hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”.
Để được sử dụng nhãn hiệu này, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ lên Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao:
Bước 1: Khảo sát Người tiêu dùng (NTD) bình chọn Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao (HVNCLC) do Hội DN HVNCLC chủ trì đã bắt đầu từ tháng. Kết quả sẽ lọc ra các doanh nghiệp và công bố trên báo trí và các trang mạng khác.
Bước 2: Hội DN HVNCLC tiến hành kiểm tra, xác minh, đối chiếu, trong đó có việc tiếp nhận hồ sơ minh bạch của DN, gửi thư tới các cơ quan chức năng quản lý nhà nước tại địa phương liên quan để ghi nhận thông tin chính thức về tuân thủ pháp luật kinh doanh của DN (về chất lượng, môi trường, sử dụng lao động, bảo vệ quyền lợi NTD…)
Bước 3: Công nhận hoặc từ chối doanh nghiệp đạt chứng nhận “Hàng Việt Nam chất lượng cao”

5/5 - (6 votes)

5/5 - (6 votes)

Liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ để được đăng ký nhãn hiệu

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *